Vn88

Đó là một sáng tháng 7 trời Quảng Nam nóng như rang, chúng tôi rời khách sạn từ 5 giờ sáng, lái xe t trẻ trâu

【trẻ trâu】Lên đỉnh núi Ngọc Linh thăm 'Quốc bảo Việt Nam'

Đó là một sáng tháng 7 trời Quảng Nam nóng như rang,ênđỉnhnúiNgọcLinhthămQuốcbảoViệtrẻ trâu chúng tôi rời khách sạn từ 5 giờ sáng, lái xe tới chân núi Ngọc Linh (thôn 2, xã Trà Cang, H.Nam Trà My, Quảng Nam), thay giày bằng ủng chuyên dụng đã được người của Quasapharco chuẩn bị trước và bắt đầu cuộc hành trình tìm đến nơi loài sâm quý, được mệnh danh là "quốc bảo" của Việt Nam sinh sống: đỉnh núi Ngọc Linh.

Lên đỉnh núi Ngọc Linh thăm “Quốc bảo Việt Nam” - Ảnh 1.

Đường đi tới trang trại sâm Ngọc Linh lớn nhất Quảng Nam của Quasapharco chưa đầy 3 km, tính từ "chân làng", nói theo ngôn ngữ của những người dẫn đường. Thế nhưng cũng mất gần 3 giờ đồng hồ, chúng tôi mới tới đích. Đoạn đầu hơn nửa cây số, phụ nữ được ưu tiên chở bằng xe máy, tuy nhiên sau đó tất cả đều hối hận vì đã leo lên mà không tìm hiểu trước. Con đường đất nhão nhoét vì mới mưa, bề ngang rộng chưa đầy 1 m nhưng vằn vện 2 - 3 rãnh sâu hoắm do nước xói và vệt bánh xe cày xới... khiến tôi đến thở mạnh cũng không dám. Cái ý nghĩ chỉ cần trật tay lái là cả người và xe ngã nhào xuống vạt rừng nhấp nhô bên cạnh ám ảnh tâm trí tôi.

Hồ Nhật Bão, kỹ sư nông nghiệp phụ trách vườn sâm Ngọc Linh, cũng là người chở tôi, nói "đây là lần đầu tiên em đi bằng xe máy" khi tôi hỏi với lên. Tôi không biết Bão nói đùa hay thật, cứ đông cứng phía sau trong lúc bánh xe trượt lên trượt xuống cái rãnh đất sâu hoắm. Cậu vít ga liên tục mà chiếc xe vẫn ì ạch "bò" trên con đường (nếu có thể gọi là đường) không thể đáng sợ hơn. Đi một đoạn, Bão dừng xe phân trần: Phía trên trơn trượt và dốc quá, xe không lên nổi.

Tôi cũng đã kịp nhảy phắt xuống, mừng rơn. Cảm giác như mình vừa thoát khỏi miệng vực sinh tử. Đó cũng là tâm trạng của những người phía sau tôi khi được thả xuống lội bộ.

Nhưng chúng tôi mừng hơi sớm. Đoạn còn lại gian nan hơn nhiều so với cảm giác sợ hãi mà chúng tôi đã trải qua. Đường nhỏ, dốc, trơn khiến tôi ngã oạch oạch liên tục, phải bám vào người bên cạnh mới đi nổi. Càng lên cao, nhiệt độ càng xuống thấp, không gian u ám, tối sầm.

Lên đỉnh núi Ngọc Linh thăm “Quốc bảo Việt Nam” - Ảnh 2.

Đường mòn trên đỉnh núi bé xíu, rễ cây trồi lên mặt đất, đan chéo nhau rất khó đi

Tôi phóng mắt nhìn xung quanh, cây cối rậm rạp, nhiều cây cổ thụ có lẽ còn hơn tuổi tôi, tán che khuất cả bầu trời khiến lúc nào cũng như sắp mưa. Liên tưởng đến những câu chuyện đã đọc trước chuyến đi, về ngọn núi Ngọc Linh huyền bí với những điều bí ẩn chưa có lời giải, tôi thấy rờn rợn. Nghe đồn rằng rất hiếm người có thể lên tới đỉnh núi thiêng Ngọc Linh vì la bàn đến chân núi là bỗng dưng vô hiệu, điện thoại cũng tắt ngóm. Trong bốn bề sương mù dày đặc, cây rừng rậm rạp um tùm, mặt trời lúc nào cũng nằm trên đỉnh đầu nên không thể xác định phương hướng. Đó là lý do tất cả những người đến đây đều bị lạc. Đồng bào Xê Đăng ngày nay vẫn tin rằng đỉnh núi có yểm một lời nguyền cổ đại cấm người lạ xâm phạm... Nghĩ đến đó, tôi bỗng sởn da gà. Một khoảng im lặng bất chợt bao trùm lên nhóm phụ nữ chúng tôi, bị tách ra một đoạn từ lúc nào không ai để ý.

Cuối cùng cũng lên tới đỉnh núi, bất chấp không khí lạnh, chúng tôi đều ướt đẫm mồ hôi. Tôi nhìn quanh, không thấy vườn sâm đâu, chỉ có cây cối rậm rạp hơn, không khí âm u, hoang dã hơn. Chưa kịp hỏi thì anh Hoàng Minh Châu, Tổng giám đốc Quasapharco, chỉ xuống sườn núi nói "đi tiếp" và bước thẳng tới phía trước. Chúng tôi đi theo, như một cái máy, không ai còn sức mà thắc mắc. Giờ mới chính xác là xuyên rừng vì ngay cả con đường trơn trượt, rủi ro cũng không còn nữa. Chỉ có một lối mòn bé xíu, rễ cây trồi lên mặt đất, đan chéo vào nhau rất khó đi.

Tôi lại nhớ đến lời Trần Bảo Minh: "Cái gì tốt nhất luôn được ẩn giấu kỹ nhất", cố nhấc đôi chân ngày càng nặng như chì. Cũng may là đoạn đường tiếp theo không quá dài. Đi thêm khoảng chưa đầy nửa tiếng, chúng tôi "lọt" vào một thung lũng tuyệt đẹp. Đó chính là "đại bản doanh" trồng sâm Ngọc Linh của Quasapharco với hàng trăm ngàn cây sâm quý đủ lứa tuổi, từ mới ươm cho đến sắp thu hoạch. Tôi mở la bàn, độ cao hơn 1.600 m. Nghĩa là ở điểm mà chúng tôi bắt đầu đi xuống, có thể hơn 2.000 m. Tôi tự cảm thấy ngưỡng mộ mình khi nhìn xuống bộ quần áo bê bết bùn đất...

Lên đỉnh núi Ngọc Linh thăm “Quốc bảo Việt Nam” - Ảnh 3.

Gấu quần buộc chặt tránh vắt, mỗi người được phát thêm một cây gậy đội mưa, băng rừng trở về

Lên đỉnh núi Ngọc Linh thăm “Quốc bảo Việt Nam” - Ảnh 4.

Hành trình mà mỗi chúng tôi hiểu hơn bao giờ hết cảm giác "vượt qua chính mình"

Lên đỉnh núi Ngọc Linh thăm “Quốc bảo Việt Nam” - Ảnh 5.

Lúc đó khoảng 13 giờ. Nếu cả đoạn đường đi trời âm u thì lúc này, ánh nắng le lói xuyên qua những tán lá, nhảy múa theo từng cơn gió thỉnh thoảng lướt ngang như chào đón. Đâu đó tiếng nước chảy róc rách, tiếng lá khô xào xạc dưới chân những vị khách đang tò mò khám phá, hòa lẫn tiếng của núi rừng vọng lại... tạo nên một khung cảnh lãng mạn siêu thực. Tất cả chúng tôi đều ngẩn ngơ, cuộc hành trình gần 3 giờ xuyên rừng mệt mỏi biến mất.

Trang trại trồng sâm Ngọc Linh của Quasapharco nằm giữa rừng, xung quanh là rất nhiều cây lớn vươn hẳn lên khoảng không gian khoáng đạt phía trên rồi mới tỏa tán trùm ra xung quanh như che chở, như vỗ về cả cây lẫn người phía dưới. Gần 40.000 cây sâm trải dài trên diện tích chừng 7 ha được trồng khá công phu. Cây có thâm niên trồng trên những luống cao hơn mặt đất khoảng 20 cm; cây trẻ hơn trồng ở các chậu sứ nhỏ, vườn ươm thì nâng hẳn ngang mặt người bằng các giàn gỗ...; tất cả đều có máy che màu trắng đục.

Lên đỉnh núi Ngọc Linh thăm “Quốc bảo Việt Nam” - Ảnh 6.

Sâm Ngọc Linh rất khó tính, phải trồng trên đất có đủ ẩm, giàu dinh dưỡng, lượng mùn hữu cơ trong đất cao, còn giữ cấu trúc rừng nguyên sinh và có độ tàn che từ 70 - 90%.

Anh Hoàng Minh Châu giải thích, sâm Ngọc Linh rất khó tính, phải trồng trên đất có đủ ẩm, giàu dinh dưỡng, lượng mùn hữu cơ trong đất cao, còn giữ cấu trúc rừng nguyên sinh và có độ tàn che từ 70 - 90%.

"Nhưng đó là cơ bản thôi, đi vào thực tế còn rất nhiều vấn đề. Ví dụ như vườn sâm của chúng tôi phải vun luống cao hơn mặt đất khá nhiều vì ở đây là rừng nguyên sinh lâu đời, rễ cây đan chéo vào nhau như cái mạng nhện dưới đất khiến sâm không thể ngoi lên để quang hợp, tạo trái, tạo quả. Thường sâm có 9 tháng phát triển, 3 tháng ngủ đông. Nhưng vì không ngoi lên được nên nó ngủ suốt. Sinh trưởng cũng trong lúc ngủ, dinh dưỡng thì bị các cây khác xâm thực ăn hết nên củ nhỏ. Thế nên chúng tôi phải đưa nó lên cao hơn, mua mùn, tạo xốp cho đất...", anh Châu nói và tự hào giới thiệu, đây là vườn đầu tiên của Việt Nam có chứng nhận VietGap.

Trước khi chúng tôi đến, các chuyên gia Hàn Quốc trong chương trình hợp tác với Quasapharco cũng đã có mặt ở đây. "Hàn Quốc đã phát triển ngành công nghiệp sâm cả trăm năm nên có rất nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt, chế biến sâm. Họ nghiên cứu cả màu sắc mái che, đặt vườn theo hướng nào để cây sâm phát triển tốt nhất", anh Châu nói và chỉ vào khoảnh vườn trước mặt chúng tôi: "Ông Hàn Quốc đo thì hơi thiếu ánh sáng nên mình sẽ không cắt sáng nữa. Mái che này cũng phải thay màu khác để tối ưu hiệu quả".

Vẫn biết cây sâm Ngọc Linh khó tính nhưng đến mức này thì đúng là không tới tận nơi, không thấy tận mắt, khó mà hình dung nổi. Đó là chưa kể, 2 căn bệnh "kinh niên" của sâm Ngọc Linh là gỉ sắt và thối củ luôn hoành hành, rồi cứ chu kỳ 3 năm lại một đợt dịch bệnh càn quét. Đó là lý do vì sao giữa rừng thiêng hiểm trở, luôn phải có nhiều người ngoài nhiệm vụ bảo vệ thì ngày ngày theo dõi để kịp thời ứng phó, chăm sóc giúp cây sinh trưởng tốt nhất.

Vườn sâm Ngọc Linh của Quasapharco trên đỉnh núi Ngọc Linh

"Công ty đang thử nghiệm vắc xin trị bệnh gỉ sắt và thối củ, sau một mùa mưa mới biết kết quả vì thường sau mưa cây sẽ mang mầm bệnh. Nếu vắc xin hiệu quả thì tỷ lệ thành công có thể đạt 50% trên tổng số sâm trồng, góp phần đưa giá sâm Ngọc Linh hạ xuống. Còn hiện nay, tỷ lệ đậu rất thấp, chỉ 1 - 2/10, theo thống kê của người trồng sâm lâu đời. Đó là một trong những lý do khiến sâm Ngọc Linh đắt và hiếm, bên cạnh giá trị tuyệt vời của nó", anh Châu nói.

Phổ cập sâm Ngọc Linh, để nhiều người có thể sử dụng loài sâm quý này, cũng là khát vọng mà Trần Bảo Minh chia sẻ với tôi cách đây 2 năm, khi Nutifood hoàn tất các thủ tục đầu tư vào Quasapharco, chính thức đặt chân vào "lãnh địa" thảo dược, đặc biệt là các loại thảo dược quý hiếm. "Thay vì bán đứt củ sâm, chúng tôi sẽ nghiên cứu trong 52 hợp chất saponin hoàn toàn đến từ tự nhiên của sâm Ngọc Linh, chất nào có thể tăng sức đề kháng cho trẻ 2 - 3 tuổi, chất nào giúp trẻ 5 - 7 tuổi phát triển trí lực, nam giới cần gì, phụ nữ muốn bổ sung gì, lớn tuổi sợ bệnh tim mạch, đột quỵ thì thành phần nào hỗ trợ họ... Tách ra xong lại đưa vào từng loại sản phẩm phù hợp với từng đối tượng", ông Minh nói.

Tháng 5 vừa rồi, sản phẩm đầu tiên được Nutifood ứng dụng sâm Ngọc Linh: sữa Värna Elite đã chính thức ra mắt thị trường. Sở hữu thành phần chắt lọc từ sâm Ngọc Linh kết hợp cùng Đông Trùng Hạ Thảo, sữa Värna Elite với công thức đặc chế chuyên biệt dành cho thể trạng người Việt, được kiểm chứng bởi Viện nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển, giúp bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, qua đó tăng cường sức khỏe thể chất toàn diện.

Một củ sâm Ngọc Linh tự nhiên, có tuổi đời lâu năm giá lên tới trăm triệu đồng, thậm chí cả tỉ đồng. Vì vậy, số người có thể sử dụng rất ít. Chưa kể cũng vì quá đắt đỏ, tình trạng giả mạo sâm Ngọc Linh ngày càng nhiều nên ngay cả người có tiền chưa chắc đã mua đúng sâm thật. Thế nhưng giờ đây, "quốc bảo" của Việt Nam đã được Nutifood đưa đến với nhiều người hơn, bằng con đường như vậy.

Lên đỉnh núi Ngọc Linh thăm “Quốc bảo Việt Nam” - Ảnh 8.

Mãi đến lúc quay về, khi điểm danh đầy đủ, tôi mới dám hỏi anh Hoàng Minh Châu về lời nguyền núi thiêng, anh cười lớn: Nếu đi lạc trong rừng, hãy tìm đến con suối. Đi tận cùng con suối, sẽ là chỗ con người sinh sống. Đó là bí kíp mà "người rừng", cách gọi cậu thanh niên người Xê Đăng tên Hiển, truyền lại cho những người ở đây. Sống trong rừng từ nhỏ, cậu biết lá nào ăn được, lá nào không; biết cách sinh tồn nếu đi lạc; biết biến mọi cái xung quanh thành thực phẩm hay vũ khí bảo vệ mình trước các rủi ro mà rừng già mang lại... và nấu ăn rất ngon. Hôm chúng tôi đến, "người rừng" thết đãi chúng tôi món thịt nướng trong ống tre cực ngon.

"Người rừng" là một trong 6 người sống trên núi, làm nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc vườn sâm Ngọc Linh của Quasapharco. Mỗi tháng họ được nghỉ 4 ngày về thăm nhà một lèo rồi quay trở lại ngọn núi thiêng làm nhiệm vụ của mình. Toàn bộ nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt hằng ngày được gùi từ dưới lên. Nhưng mùa mưa thì thức ăn chủ yếu là cá khô dự trữ vì núi sạt lở đi lại rất nguy hiểm. Hồ Nhật Bão nói với tôi, địa hình hiểm trở và luôn có người canh gác nên ở đây hầu như không xảy ra tình trạng trộm cắp. Công việc chính của họ là đánh luống, chuẩn bị cây giống, thu hạt, trồng cây, làm mùn... chuẩn bị cho vụ mới. Mỗi ngày của họ bắt đầu từ 5 giờ 30, ăn sáng rồi chia nhau đi thăm vườn, chăm sóc, bắt sâu, săn chuột, phát hiện những tín hiệu lạ có thể gây tổn hại hay bệnh cho cây sâm để có giải pháp xử lý sớm nhất, nhanh nhất.

Lên đỉnh núi Ngọc Linh thăm “Quốc bảo Việt Nam” - Ảnh 9.

Thu hoạch lá sâm Ngọc Linh

"Buổi tối nếu có wifi thì xem phim, không thì chỉ ngủ thôi. Công ty kéo wifi để tiện công việc và để bọn em có cái giải trí nhưng mạng phập phù lắm vì mưa bão liên tục. Một tuần trung bình 4 - 5 ngày mưa rồi", Bão nói. Nhưng cái mà Bão ngán nhất là rắn, rết. "Trên này con gì cũng độc, cứ mưa là nó rình bò vào lán. Nó ngụy trang khó nhận ra lắm chị", cậu cho tôi xem ảnh chụp con rắn có màu giống hệt đám lá khô mà mấy thanh niên đồng bào Xê Đăng khẳng định "bị cắn là xác định luôn, đi không nổi 10 bước. Vì vậy ở đây, ủng là phương tiện không thể thiếu".

Nghe Bão nói, tôi giật bắn mình. Nhớ lúc thay ủng, tôi lắc đầu quầy quậy sợ đi không quen, leo núi không nổi. May mà chưa bị em rắn nào hỏi thăm...

Đúng như Bão nói, khoảng hơn 1 giờ sau khi chúng tôi có mặt, trời đang nắng đột ngột chuyển mưa như trút. Nước xuyên qua những tán lá, đổ xuống mái lán tạo thành những âm thanh rào rào rồi thỉnh thoảng lại ào một cái như hờn dỗi, như giận dữ. Lần đầu tiên tôi ngắm mưa rừng nơi đỉnh non thiêng, tự dưng thấy buồn thê lương. Tôi nhìn họ, những người sống trong rừng ít cũng gần 2 năm, nhiều đã 6 năm... thật sự thán phục. Ngoài mưu sinh, chỉ có tình yêu với rừng, với loài sâm quý mới có thể giữ chân họ ở đây. Tôi tin thế. Cũng giống như anh Hoàng Minh Châu mà tôi vẫn đùa là "người phải lòng sâm Ngọc Linh". Du học ngành hàng hải ở Úc, "bị" người anh Trần Bảo Minh "lôi kéo" vào con đường thảo mộc rồi lạc lòng, say mê đến mức nếu không kẹt thì tuần nào cũng leo núi thăm sâm ít nhất một lần. "Nhìn cây lớn từng ngày, đơm hoa, kết trái... khoái lắm", anh Châu nhìn bộ dạng chúng tôi, động viên.

Nhưng mưa ngày càng nặng hạt, cái lạnh bắt đầu ngấm vào da thịt, trời tối sầm. Không còn cách nào khác, chúng tôi đành mặc quần áo mưa, đi ủng, buộc chặt gấu quần vào nhau để tránh vắt. Mỗi người được phát thêm một cây gậy, vượt mưa băng rừng xuống núi. Một hành trình giúp mỗi người trong chúng tôi ngộ ra thế nào là "vượt qua giới hạn của bản thân".

Quan trọng hơn, hành trình đó cũng giúp tôi hiểu hơn vì sao Nutifood không "bán đứt củ sâm rồi chấm dứt trận đấu" mà "nếu nó quá đắt thì mình phải vận dụng công nghệ, kỹ thuật làm sao để nó rẻ xuống, ứng dụng vào nhiều sản phẩm khác nhau để nhiều người có thể hưởng thụ cái sự tốt đó", như lời Trần Bảo Minh tuyên bố.

Đó chính là những giá trị mà những con người Nutifood theo đuổi khi bước chân vào lĩnh vực này.

Lên đỉnh núi Ngọc Linh thăm “Quốc bảo Việt Nam” - Ảnh 10.

Sản phẩm sữa Värna Elite, sản phẩm đầu tiên được Nutifood ứng dụng sâm Ngọc Linh kết hợp cùng Đông Trùng Hạ Thảo chính thức ra mắt thị trường tháng 5/2023

Nutifood

Lên đỉnh núi Ngọc Linh thăm 'Quốc bảo Việt Nam' - Ảnh 11.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận Quan tâm nhất Mới nhất Xem thêm bình luận

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap